Bãi Thịt nằm cách TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) khoảng hơn 40km về hướng bắc, gần vịnh Vĩnh Hy xinh đẹp. Bãi Thịt từng nổi tiếng một thời với “lò sát sinh” rùa biển lộ thiên nằm trên bờ biển vắng người, hoang sơ nhưng tuyệt đẹp…
Những ngày cuối năm, khi những cánh đồng Mường Ham (xã Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) bắt đầu bước vào vụ mùa mới, bà con người Thái nơi đây đang hối hả ra đồng làm đất, làm mương dẫn nước. Mường Ham mang một huyền thoại về khai bản, lập mường nơi núi rừng miền tây xứ Nghệ.
Báo NTNN/Dân Việt cùng nhóm PV điều tra của báo đã được WWF Việt Nam tôn vinh do có những loạt bài điều tra về tội phạm xâm hại các loài hoang dã, trong một buổi lễ trang trọng diễn ra trực tiếp và trực tuyến sáng nay, 23/12, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam.
Đoàn người "ngậm ngải tìm trầm" xuyên quốc gia, họ đã đào tận gốc trốc tận rễ các giá trị rừng quý, vượt qua các cuộc rượt đuổi và bắn hạ, qua các án tù và số tiền chuộc đắt đỏ nhiều người vi phạm đã phải bán cả nhà cửa. Vậy, tại sao hàng cấm họ có được, lại "vượt biên" về Việt Nam được?
Quả thật là ngậm ngải tìm trầm từ thượng cổ đến giờ, vẫn là nghề đánh cược mạng sống của mình với sơn lam chướng khí, với thủy hỏa đạo tặc để có đường miếng cơm manh áo, phục vụ thú chơi sa hoa đôi khi rất mù quáng của giới nhà giàu.
Để di sản văn hóa phi vật thể “Hát sli của người Nùng” xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn phát huy được các giá trị vốn có, các cấp, ngành và lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng bảo tồn, phát triển các CLB hát sli cũng như lên kế hoạch đưa hát sli vào trường học…
Sau nhiều nỗ lực bảo tồn và phát huy, hát sli của người Nùng ở xã Xuân Dương (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mỗi khi chợ tình vào phiên, bà Nông Thị Nguyện (thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) lại lặng lẽ mua quà rồi đem chia thành nhiều túi nhỏ đưa chồng, để chồng mang theo đi hát sli cùng “người cũ”. Bà bảo, ông ấy có nhiều “người cũ” lắm nên cũng phải chuẩn bị chu đáo mới đủ…
Chớm chạm đất Xuân Dương, chúng tôi đã nghe văng vẳng lời sli. Những thanh âm ngọt ngào luồn trong sương chừng đang đổ cùng bóng núi, những người sli mắt biêng biếc hướng cả về nhau.
Sau những tháng ngày kêu oan tưởng chừng như đi vào ngõ cụt thì lá đơn kêu oan của các nông dân án oan 34 năm ở Quảng Bình tới trực tiếp tay Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng. Từ đây, những nông dân này đã được cơ quan chức năng hữu quan xin lỗi công khai.
Sau những ngày tháng bị tạm giam, xử lên xử xuống, 5 nông dân mang án oan ở Quảng Bình lại bước vào hành trình kêu oan gần như cạn kiệt sức lực chỉ với một niềm tin và mong muốn được rửa oan, trả lại danh dự cho bản thân và gia đình.
4/5 nông dân mang án oan còn sống ở Quảng Bình gồm ông Đinh Xuân Hồ (SN 1961), ông Đinh Xuân Kỳ (SN 1955), ông Trần Văn Ổn (SN 1954), ông Hoàng Trọng Lưu (SN 1955) và ông Đinh Xuân Tạo (SN 1927, đã mất) tại xã Liên Trạch (huyện Bố Trạch) với hành trình kêu oan đằng đẵng.
Trong khi nhiều vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Tây xứ Nghệ hay vùng Cao nguyên đá Hà Giang đang từng ngày thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Thì tại xã Yên Lỗ (huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn), từ nhân dân đến chính quyền đều đang chỉ mơ ước về con đường thoát khổ...